
Quy mô các mặt hàng xuất khẩu đã được tăng lên, nâng cao kim ngạch xuất khẩu, tập trung cho các mặt hàng xuất khẩu chủ lực như cà phê, hạt điều, hạt tiêu, cao su... Riêng trong năm 2017, tỉnh có thêm sản phẩm chủ lực mới xuất khẩu là aluminn, giúp mở rộng thị trường xuất khẩu cho địa phương. Ngoài việc duy trì các thị trường truyền thống, các doanh nghiệp xuất khẩu trên địa bàn tỉnh đang chủ động tìm kiếm, mở rộng thị trường mới. Đến nay, quan hệ thị trường của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh được mở rộng đến 35 quốc gia, vùng lãnh thổ. Trong đó, chiếm tỷ trọng cao và ổn định là Singapore, Hàn Quốc, Ausstralia, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Philipines, Nhật Bản. Ngoài ra, các doanh nghiệp xuất khẩu trên địa bàn tỉnh cũng đã chủ động tìm kiếm, mở rộng thị trường mới như xhâu Phi, Trung Đông…
Cùng với quy mô, số lượng doanh nghiệp tham gia xuất khẩu ngày càng tăng. Đến nay trên địa bàn tỉnh có 18 doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu. Trong đó, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài giữ vai trò quyết định đến sự tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu (Công ty Olam), chiếm hơn 70% giá trị kim ngạch xuất khẩu; tiếp đến là doanh nghiệp nhà nước chiếm gần 18%, còn lại là doanh nghiệp tư nhân.
Song song với xuất nhập, hoạt động nhập khẩu trên địa bàn tỉnh đã phục vụ tốt cho nhu cầu đầu tư máy móc, thiết bị phụ tùng, linh kiện, nguyên vật liệu phục vụ đầu tư và sản xuất. Qua đó, cũng góp phần nâng cao năng lực sản xuất của ngành, phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu. Kim ngạch nhập khẩu giai đoạn 2004-2018 dự kiến thực hiện 1.038 triệu USD, bình quân tăng 29,45%/năm.
Mặc dù thị trường hàng hoá ổn định, doanh thu thương mại, dịch vụ tăng trưởng khá, song Sở Công Thương Đắk Nông cũng khẳng định, các đơn vị kinh doanh thương mại trên địa bàn tỉnh chủ yếu vẫn là các doanh nghiệp, cơ sở nhỏ lẻ; hàng hóa lưu thông chủ yếu qua chợ truyền thống và các tiểu thương, hộ kinh doanh cá thể nhỏ lẻ. Siêu thị, trung tâm thương mại chậm phát triển, chưa tổ chức tốt kênh lưu thông phân phối, tiêu thụ hàng hoá, sản phẩm sản xuất tại địa phương; doanh nghiệp của tỉnh tham gia hoạt động xuất nhập khẩu còn ít, năng lực hạn chế. Chưa kể, hàng hóa xuất khẩu chủ yếu là thô, sơ chế (cà phê, cao su, hạt tiêu, alumin...), chịu ảnh hưởng rất lớn vào biến động giá cả và nhu cầu thị trường, nên hiệu qủa thấp và thiếu tính ổn định; công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường được tăng cường song vẫn còn nhiều hạn chế...
Khắc phục khó khăn, thời gian tới, tỉnh đặt mục tiêu tiếp tục phát triển thương mại theo hướng đa dạng hoá, thúc đẩy cho các ngành kinh tế phát triển; phát triển hệ thống bán buôn, bán lẻ; khuyến khích, hỗ trợ các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng trung tâm thương mại, siêu thị, chợ trên địa bàn các huyện, thị xã nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của người dân trên địa bàn tỉnh; đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, các sản phẩm sử dụng nguồn nguyên liệu nông sản của tỉnh, phát triển xuất khẩu các sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Khai thác thị trường xuất khẩu theo hướng đa phương hoá, đa dạng hoá, tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp tiếp cận với thị trường thế giới.
- Thủ tướng: Đắk Nông có thể phát triển bằng “ba chân” vững chắc (17-12-2018)
- Đắk Nông - Đẩy mạnh cải cách hành chính để tăng cường quảng bá, xúc tiến và thu hút đầu tư (17-12-2018)
- Đắk Nông tìm cách tiêu thụ và xuất khẩu bơ bền vững (17-12-2018)
- Ngành công nghiệp tỉnh Đăk Nông giai đoạn 2016-2020 từng bước được phát triển, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh (17-12-2018)

